MySQL – Bài 4: Tạo/Xóa một cơ sở dữ liệu MySQL

mysql bai 4

Tạo cơ sở dữ liệu

Tạo cơ sở dữ liệu sử dụng thư viện mysqladmin:

Trong trường hợp này chúng ta phải kết nối đến server MySQL với account có quyền tạo tập tin cơ sở dữ liệu (thường sử dụng account “root”).

Ví dụ 1: Để tạo tập tin cơ sở dữ liệu hscb (hồ sơ cán bộ) chúng ta có thể thực hiện như sau:

   root@ubuntu:/#mysqladmin –u root –p creat hscb

   Enter password:******

Hoặc:

   root@ubuntu:/#mysql –u root –p

   Enter password:******

   mysql>create databe hscb;

Tạo cơ sở dữ liệu sử dụng script PHP:

Trong PHP, chúng ta sử dụng hàm mysql_query() để tạo/xóa một cơ sở dữ liệu MySQL. Hàm này cần 2 tham số vào và trả về một trong hai giá trị: True: OK – False: Failure. Cú pháp:

bool mysql_query(sql, connection);

Trong đó:

Tham số sql (bắt buộc): Truy vấn SQL để tạo/xóa một cơ sở dữ liệu MySQL.

Tham số connect (tùy chọn): Nếu xuất hiện trong câu lệnh thì kết nối được mở cuối cùng bởi hàm mysql_connect() sẽ được sử dụng.

Ví dụ 2: Sau đây là script PHP có chức năng tạo cơ sở dữ liệu HSCB:

<heal>
	<title> Tạo cơ sở dữ liệu MySQl</title>
</head>
<body>
	<?php
		$dbhost = 'localhost:3036';
		$dbuser = 'root';
		$dbpass = 'a123456789z';
		//----------------------------------------------------------------------
		$com = mysql_connect( $dbhost, $dbuser, $dbpass );
		if ( !$com ) {
		  die( 'Ket noi khong thanh cong: ' . mysql_error() );
		}
		echo 'Ket noi thanh cong<br/>';
		//----------------------------------------------------------------------
		$sql = 'CREATE DATABASE HSCB';
		$retval = mysql_query( $sql, $conn );
		if ( !$retval ) {
		  die( 'Khong the tao CSDL: ' . mysql_error() );
		}
		echo "CSDL HSCB da duoc tao ra\n";
		//----------------------------------------------------------------------
	?>
</body>
</html>

Câu lệnh SQL để tạo cơ sở dữ liệu HSCB được truyền vào cho hàm mysql_query thông qua biến $sql.

Giá trị thu được từ biến $retval cho biết việc tạo cơ sở dữ liệu HSCB đã thành công (True) hay chưa thành công (False).

Chúng ta cũng nên chú ý đên việc sử dụng biến $conn làm tham số cho hàm mysql_query().

Trong cả hai ví dụ trên, tập tin cơ sở dữ liệu được tạo ra đều lưu ở thư mục mặc định /var/lib/mysql.

Xóa cơ sở dữ liệu

Xóa cơ sở dữ liệu sử dụng thư viện mysqladmin

Khi chúng ta xóa một cơ sở dữ liệu thì tất cả dữ liệu trong đó sẽ bị mất.

Trong trường hợp này chúng ta phải kết nối đến server MySQL với account có quyền xóa tập tin cơ sở dữ liệu (thường sử dụng account “root”).

Ví dụ 3: Để xóa tập tin cơ sở dữ liệu hscb (hồ sơ cán bộ) chúng ta có thể thực hiện như sau:

root@ubuntu:/#mysqladmin –u root –p drop hscb

Enter password:******

Hoặc:

root@ubuntu : /#mysql -u root -p

Enter password : ******

mysql>drop databe hscb;

Xóa cơ sở dữ liệu sử dụng script PHP:

Ví dụ 4: Sử dụng hàm mysql_query() để xóa một cơ sở dữ liệu:

<html>
	<head>
		<title>Xoa co so du lieu MySQL</title>
	</head>
<body>
	<?php
	$dbhost = 'localhost:3036';
	$dbuser = 'root';
	$dbpass = 'a123456789z';
	$com = mysql_connect( $dbhost, $dbuser, $dbpass );
	if ( !$com ) {
	  die( 'Ket noi khong thanh cong: ' . mysql_error() );
	}
	echo 'Ket noi thanh cong<br/>';
	//----------------------------------------------------------------------
	$sql = 'DROP DATABASE HSCB';
	$retval = mysql_query( $sql, $conn );
	if ( !$retval ) {
	  die( 'Khong the xoa CSDL: ' . mysql_error() );
	}
	echo "CSDL HSCB da duoc xoa\n";
	//----------------------------------------------------------------------
	?>
</body>
</html>

Khi chúng ta xóa cơ sở dữ liệu với thư viện mysqladmin thì sẽ được nhắc nhở là có chắc chắn muốn xóa hay không. Trong khi đó, với script PHP thì không, do đó, chúng ta phải thật sự cẩn thận trong trường hợp này.

Chọn/mở (use) cơ sở dữ liệu

Sau khi kết nối đến server MySQL, cần phải chọn cơ sở dữ liệu mà chúng ta cần thao tác trên đó. Thao tác này thường gọi là mở (open) cơ sở dữ liệu.

Mở cơ sở dữ liệu từ dấu nhắc:

Chúng ta có thể sử dụng lệnh SQL use tại dấu nhắc mysql> để mở một cơ sở dữ liệu. Cú pháp: use<database name> ;

Ví dụ 5:

root@ubuntu:/#mysql -u root -p

Enter password:******

mysql>use hscb;

Database changed

mysql>

Chú ý: Tên của database, tên của table và tên của field là có phân biệt chữ hoa – chữ thường, nên chúng ta phải cận khi sử dụng các tên này trong câu lệnh SQL

Mở cơ sở dữ liệu sử dụng script PHP:

Hàm mysql_select_db() của PHP được sử dụng để mở một cơ sở dữ liệu MySQL. Hàm này cần 2 tham số và trả về một trong hai giá trị: True: OK – False: Failure. Cú pháp:

bool mysql_select_db(db_name, connection);

Trong đó:

Tham số db_name (bắt buộc): Tên của cơ sở dữ liệu MySQL cần mở.

Tham số con

Ví dụ 6:

<html>
	<head>
	<title>Xoa co so du lieu MySQL</title>
	</head>
<body>
	<?php
	$dbhost = 'localhost:3036';
	$dbuser = 'root';
	$dbpass = 'a123456789z';
	$com = mysql_connect( $dbhost, $dbuser, $dbpass );
	if ( !$com ) {
	  die( 'Ket noi khong thanh cong: ' . mysql_error() );
	}
	echo 'Ket noi thanh cong<br/>';
	//----------------------------------------------------------------------
	mysql_select_db( 'HSCB' );
	//----------------------------------------------------------------------
	mysql_close( $conn );
	?>
</body>
</html>

Nếu chúng ta thực hiện lệnh mở một cơ sở dữ liệu trong khi có một cơ sở dữ liệu đang được mở thì PHP sẽ tự đóng cơ sở dữ liệu đang mở đó lại.

0 0 Bình chọn
Đánh giá bài viết
Đăng ký
Nhận thông báo cho
guest
0 Góp ý
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận